"Của bền tại người", chẳng phải ngẫu nhiên mà có những đồ vật chỉ hỏng sau vài tháng sử dụng và cũng không dưng mà có những đồ vật cứ tồn tại cùng thời gian, theo năm tháng. Không chỉ riêng điện thoại, khi người dùng sử dụng đúng cách thì mọi đồ vật đều đạt được độ bền nhất định đáp ứng cho nhu cầu sử dụng dài lâu. Tạo lập được các thói quen tốt là điều rất nên làm nếu như bạn muốn hướng tới điều đó. Tuy nhiên, nếu muốn điện thoại của mình bền lâu theo dòng thời gian, chúng ta nên tránh xa những thói quen tai hại dưới đây.
Ngày nay, thời lượng pin là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi bạn chọn mua các thiết bị di động như smartphone hay tablet. Nhưng không hẳn cứ mua được một chiếc điện thoại pin “trâu” như Galaxy Note 2 hay Motorola Droid RARZ Maxx là bạn đã có thể yên tâm về thời lượng sử dụng và thoải mái đối xử ra sao với điện thoại của mình. Việc vừa sạc vừa sử dụng là thói quen rất tai hại nhưng cũng lại vô cùng phổ biến mà bất cứ người dùng điện thoại nào cũng mắc phải dù vô tình hay cố ý. Thói quen xấu này phổ biến tới nỗi mà hầu như nhà sản xuất nào cũng cảnh báo về tác hại của nó trong các hướng dẫn sử dụng.
2. Dùng điện thoại dưới mưa
Đôi lúc vì một cuộc gọi quan trọng không thể bỏ lỡ mà nhiều người chấp nhận nghe máy hoặc gọi cho ai đấy dưới trời mưa dù rằng họ đã ý thức được rằng điều đó là không tốt. Nước, kẻ thù của các thiết bị điện tử có thể theo những cơn mưa rồi dần thấm vào bên trong chiếc điện thoại của bạn và nhanh chóng "tác oai tác quái". Hậu quả xấu nhất của thói quen này là điện thoại có thể tắt ngúm sau cuộc gọi đó. Thậm chí, nếu quá đen, bạn có thể bị sét đánh khi đang dùng điện thoại dưới mưa.
Dùng điện thoại dưới trời mưa còn làm tăng nguy cơ bị sét đánh.
Nhiều người khó có thể rời khỏi điện thoại của mình dù chỉ một phút một giây. Đó là lý do mà họ sẵn sàng mang dế yêu của mình những khi đi tắm bất chấp những rắc rối có thể gặp phải. Mục đích muốn thư giãn bằng âm nhạc trong lúc tắm là rất đáng hoan nghênh nhưng mang điện thoại vào phòng tắm để nghe nhạc lại là việc cần phải lên án. Dù không tiếp xúc trực tiếp với nước nhưng hơi nước từ phòng tắm có thể ám vào smartphone của bạn rồi từ từ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như khi sử dụng máy dưới trời mưa.
4. Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh
Đối với người dùng không cẩn thận, tốt nhất là không nên mang điện thoại vào phòng vệ sinh để "giải trí". Nguy cơ điện thoại rơi xuống nền nhà hoặc bị nhúng vào nước nếu chăng may chủ nhân của nó bất cẩn là có thể thấy rất rõ. Hậu quả ra sao chắc cũng không cần phải dông dài nói lại.
Kết cục chẳng ai muốn xảy ra.
Do cảm thấy thuận tiện hay lười biếng mà rất nhiều người thường có thói quen cắm sạc điện thoại qua đêm trước lúc lên giường đi ngủ. Với hầu hết điện thoại, việc cắm sạc trong thời gian quá lâu như thế sẽ làm nóng máy đồng thời gây ra nhiều điện tích thừa không tốt cho pin của máy. Vì thế mà pin của máy sẽ nhanh bị chai hơn dẫn đến việc bạn sẽ sớm phải mua một cục pin mới.
6. Không sử dụng miếng dán màn hình cho smartphone
Ỷ y vào chiếc smartphone cao cấp được trang bị kính màn hình chống xước, nhiều người dùng sẵn sàng không sử dụng miếng dán màn hình trên điện thoại của mình. Chỉ đến lúc trên màn hình xuất hiện vết xước dài thấy rõ, họ mới cảm thấy ân hận. Vì vậy, tốt nhất là sử dụng miếng dán màn hình để bảo vệ cho "bộ mặt" của dế cưng. Khi xước xát xảy ra, cách khắc phục cũng rất đơn giản với vài chục nghìn cho một miếng dán mới.
Phòng cháy hơn chữa cháy, tốt nhất là nên sử dụng miếng dán màn hình.
Sử dụng vỏ case là thói quen tốt nhưng cũng cần phải cân nhắc.
Ai cũng muốn điện thoại của mình luôn mới, lâu hỏng, nhưng với những thói quen kể trên thì sớm hay muộn viễn cảnh chia tay dế yêu chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu bạn đang nằm trong đối tượng người dùng mà bài viết này muốn chỉ mặt, vạch tên hay là người yêu quý chiếc smartphone mà minh đã dành dụm bao lâu để có được, thay đổi hoặc tìm cách tránh những thói quen tai hại trên là điều nên làm ngay từ bây giờ.
Genk
0 nhận xét:
Đăng nhận xét